Công việc của một người THẦY là gì?

Cao nhân đã từng nói, một người được xem là có nền tảng VĂN HÓA dày thì phải có 2 thứ quan trọng, đó là cái đầu (tượng trưng cho trí óc) và con tim (tượng trưng cho tâm hồn). Một người được xem là có văn hóa khi cái đầu của họ phải có khả năng MINH ĐỊNH (phân định đúng sai, phải trái, thật giả, trắng đen, tốt xấu, nên làm không nên làm, ủng hộ hay chống đối,…

Cao nhân cũng nói, một người không có khả năng MINH ĐỊNH thì làm Vua sẽ mất nước, làm Tướng sẽ mất thành, làm Quan sẽ hư dân, làm Thầy sẽ hư trò, làm Cha sẽ hư con, làm Sếp sẽ hư nhân viên,…

Mình rất sợ sẽ làm hư con mình (dù rằng mình chưa có vợ), sợ sẽ làm hư các bạn sinh viên của mình và sợ sẽ làm hư những đứa em của mình. Vậy nên, mình luôn suy nghĩ về những việc mình đang làm. Mình luôn suy nghĩ về sự khác nhau giữa THẦY và THỢ DẠY 🙂

Các bạn có biết công việc của một người thầy là gì không? Công việc của một người thầy nghe đơn giản nhưng thật vô cùng phức tạp, đó là (1) trang bị cách học (cách tư tuy), (2) một số kiến thức nền tảng và (3) truyền cảm hứng về ngành học hoặc môn học, trong đó việc truyền cảm hứng và trang bị cách tư duy và quan trọng hơn.

day hoc

Công việc của một người thầy là (1) trang bị cách học (tư duy), (2) một số kiến thức nền tảng và (3) truyền cảm hứng về ngành học hoặc môn học

Chỉ khi làm tốt cùng lúc 3 công việc đó, bạn mới là người THẦY thực sự, bằng không bạn chỉ là một THỢ DẠY. Hãy để ý xung quanh mình, bạn sẽ thấy có quá nhiều thợ dạy, nhưng lại có quá ít những người thầy. Và bạn có đặt câu hỏi tại sao không? Có một số lý do như sau:

Thứ nhất, nhiều người không biết bản chất của việc dạy là gì, nên nhiều lúc họ nghĩ mình là thầy, nhưng thật ra thì chỉ là thợ dạy thôi. Điều này cũng tương tự việc chúng ta muốn trở thành một người giỏi giao tiếp, nhưng không thật sự hiểu giỏi giao tiếp là như thế nào.

Lý do còn lại có lẽ đến từ tâm lý ngại thay đổi hoặc muốn cảm thấy được an toàn trong thế giới mà sự thay đổi, cách tân hoặc đi ngược lại với thông lệ hoặc số đông thường hay bị chỉ trích. Một ví dụ dễ thấy là ngày nay, để “dễ dàng” trong công việc cũng như tránh bị những chỉ trích, chúng ta thường cố gắng làm hài lòng số đông, ví dụ như dạy dễ, ra đề dễ, chấm điểm dễ,… Điều này, theo quan điểm của nhiều người chẳng có gì sai trái, nhưng theo mình nó lại đánh mất đi cơ hội phát triển của một số ít những bạn có tiềm năng lớn cũng như mang đến sự ngộ nhận về năng lực thực sự của nhiều sinh viên. Lịch sử cho thấy, những phát minh và thay đổi lớn của xã hội đến từ số ít những người tài năng và có tâm huyết chứ không phải từ số đông. Harvard được xem là một trường đại học hàng đầu trên thế giới, nhưng những cá nhân xuất sắc cũng chỉ trở nên vĩ đại khi “rời khỏi” ngôi trường này!

Trần Trí Dũng

TÀI LIỆU MARKET RESEARCH

Được biên soạn kỹ lưỡng và chỉ dành riêng cho học viên tại Công ty Cổ phần WMS

We don’t spam! Read our privacy policy for more info.

Comments are closed.