200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 1)

Bạn đã từng biết là Google sử dụng rất, rất nhiều tiêu chí trong thuật toán SEO của họ…Nhưng không biết chính xác là bao nhiêu và cụ thể là những tiêu chí nào?

Vâng, hôm nay bạn sẽ biết, vì tôi sẽ cho bạn danh sách đầy đủ hơn 200 tiêu chí xếp hạng SEO này. Đây có lẽ là công trình “đồ sộ” nhất về SEO mà tôi từng viết (và có lẽ là cả việc bạn từng thấy nữa).

200 tieu chi SEO_01

Một số tiêu chí đã được thừa nhận, một số còn đang tranh cải… Bạn biết đấy, thuật toán của Google là bí mật mà. Các tiêu chí cũng được sắp xếp theo từng vấn đề riêng.

Các tiêu chí liên quan đến tên miền (domain)

200 tieu chi SEO_02

  1. Tuổi của tên miền (domain age): Google quan tâm tới việc website của bạn đã được đăng ký và vận hành lâu chưa. Các website có tuổi đời lịch sử càng cao thì càng có lợi thế. Vì thế hãy đừng chần chừ trong việc hiện diện trên internet nhé. Tuy nhiên, Matt Cutts chia sẻ: “Sự khác biệt giữa một domain có tuổi đời 6 tháng và 1 năm thì không quá lớn”. Điều đó có nghĩa là Google quan tâm tới vấn đề tuổi đời của website, tuy nhiên nó không quá quan trọng.
  2. Từ khóa trong Top Level Domain (TLD): Keyword xuất hiện trong domain là một chỉ dấu quan trọng cho sự liên quan của website với nội dung khách hàng tìm kiếm. Hơn thế nữa, nếu từ khóa nằm trong TLD thì website đó càng chiếm ưu thế hơn.
  3. Keyword xuất hiện đầu tiên trong Domain: Từ khóa xuất hiện ở phần đầu sẽ có ưu thế hơn ở giữa hoặc cuối của domain, tất nhiên là như vậy rồi.
  4. Thời gian đăng ký Domain: Bạn biết đấy, các website “chính thống” thường thuê domain dài hạn, trong khi các website “không chính thống” thường chỉ sử dụng một vài năm. Vì vậy, thời gian đăng ký domain cũng là một tiêu chí để đánh giá tính “chính thống” của website.
  5. Từ khóa trong tên miền phụ (sub-domain): Từ khóa trong có trong sub-domain có thể góp phần tăng thứ hạng của website.
  6. Lịch sử của domain: Một domain nhiều lần thay đổi chủ sở hữu hoặc không được sử dụng liên tục là tín hiệu không tốt với Google, các bạn nhớ nhé.
  7. Tên miền trùng khớp với từ khóa (exact match domain – EMD): Tên miền chính xác với từ khóa là một tín hiệu tốt,… nếu website của bạn là một website có chất lượng. Ngược lại sẽ là điểm trừ nhé.200 tieu chi SEO_03
  8. Bí mật hay công khai sở hữu domain: Thông thường khi đăng ký domain, chúng ta đều muốn dấu thông tin chủ sở hữu của mình, vì nhiều lý do, trong đó có việc chống thư rác chẳng hạn. Tuy nhiên, Google lại thích các trang công khai người sở hữu website hơn nhé.
  9. Người sở hữu domain: Nếu Google phát hiện ra rằng bạn là một spammer (người chuyên đi spam người khác), thì những website do bạn sở hữu sẽ được Google “soi kỹ” hơn đấy.
  10. Top Level Domain quốc gia: Tên miền quốc gia sẽ có ưu thế xếp hạng ở quốc gia đó, và hạn chế hơn trong kết quả xếp hạng toàn cầu.

Các tiêu chí liên quan đến trang (page)

200 tieu chi SEO_04

  1. Từ khóa trong tiêu đề (title tag): Title là yếu tố trong trang quan trọng thứ 2 (sau nội dung của chính trang web đó) và vì vậy là một tín hiệu quan trong trong tối ưu hóa trong trang (onpage SEO).
  2. Tiêu đề bắt đầu với keyword: Giống như phần domain, nếu keyword xuất hiện ở đầu tiêu đề thì sẽ có ưu thế hơn so với ở giữa hoặc ở cuối.200 tieu chi SEO_05
  3. Keyword trong phần mô tả (description tag): Đây cũng là một tín hiệu, không quá quan trọng, nhưng vẫn tạo ra sự khác biệt. Đặc biệt hơn đoạn mô tả là một chỉ dẫn quan trọng cho người dùng trong việc xác định website có liên quan tới nội dung mà họ tìm kiếm hay không?
  4. Keword xuất hiện trong Heading 1 (H1 tag): Heading 1 có thể được xem như là “tiêu đề thứ 2”, vì vậy nó là một tín hiệu chỉ báo quan trọng đối với Google.200 tieu chi SEO_06
  5. Từ khóa phải xuất hiện nhiều nhất trong nội dung: Tất nhiên rồi, từ khóa phải là từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong nội dung
  6. Độ dài của nội dung: Một bài viết dài thông thường sẽ có hàm lượng thông tin hoặc kiến thức nhiều hơn so với các bài viết ngắn, vì vậy nên cố gắng viết các bài viết tối thiểu 1,500 từ nhé các bạn.200 tieu chi SEO_07
  7. Mật độ từ khóa: Mật độ từ khóa đóng vai trò quan trọng như chính nó trước đây, tuy nhiên nó vẫn được Google xem xét để đánh giá chủ đề của bài viết. Tuy nhiên, nếu mật độ từ khóa quá cao sẽ khiến Google cho rằng bạn đang spam từ khóa.
  8. Bảng giải thích thuật ngữ trong phần nội dung (Laten Semantic Indexing Keywords – LSI): LSI giúp các công cụ tìm kiếm hiểu kỹ hơn về những thuật ngữ có nhiều hơn 1 nghĩa, ví dụ Apple có thể là tên một công ty, có thể là tên một loại trái cây. Việc có hay không có bảng LSI trong nội dung cũng ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng.
  9. Bảng LSI từ khóa trong tiêu đề và phần mô tả: Giống như trong phần nội dung, bảng LSI trong phần tiêu đề và mô tả cũng giúp công cụ tìm kiếm phân biệt các từ nhiều nghĩa.
  10. Tốc độ load trang (page speed) qua HTML: Tốc độ load trang cũng là một tiêu chí ảnh trong kết quả xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
  11. Nội dung trùng lập: Nội dung trùng lập sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xếp hạng, kể cả trong cùng một site.
  12. Rel=Canonical: Tính năng này nếu được sử dụng đúng sẽ giúp chúng ta tránh bị Google xem là trùng lập nội dung trong website.
  13. Tốc độ load trang qua Chrome:
  14. Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh trong trang chỉ báo cho công cụ tìm kiếm những tín hiệu quan trọng thông qua file name, thẻ alt, tiêu đề, phần mô tả và caption.
  15. Thời gian cập nhật nội dung: Việc cập nhật nội dung của các trang là quan trọng, vì Google thích những nội dung mới. Hơn nữa trong kết quả tìm kiếm, nó cũng hiển thị cả thời gian cập nhật nội dung của trang.
  16. Mức độ cập nhật nội dung: Mức độ cập nhận nội dung cũng ảnh hưởng đến kết quả SEO. Tất nhiên việc thay đổi toàn bộ hoặc phần lớn nội dung sẽ có ưu thế hơn so với việc chỉ thay đổi một vài từ trong nội dung.
  17. Tần suất cập nhật nội dung: Bạn cập nhật nội dung thường xuyên hay không thường xuyên? Theo ngày, tuần hay 5 năm mới cập nhật một lần?
  18. Sự nỗi bật của keyword: Việc keyword xuất hiện trong 100 từ đầu tiên của nội dung có ý nghĩa lớn lên sự liên quan của bài viết với từ khóa người dùng tìm kiếm.
  19. Keyword trong thẻ Heading H2, H3: Việc các keyword xuất hiện trong thẻ H2, H3 cũng là một chỉ dấu cho sự liên quan của trang web của bạn với từ khóa người dùng tìm kiếm.
  20. Thứ tự các chữ trong từ khóa: Tất nhiên là thứ tự các chữ trong nội dung đúng chính xác với từ khóa mà người dùng tìm kiếm sẽ có ưu thế hơn nội dung có các chữ trong từ khóa, nhưng không theo thứ tự.
  21. Chất lượng của outbound link: Liên kết tới các trang web uy tín cũng có thể tăng uy tín website của bạn.
  22. Mức độ liên quan của trang web bạn trỏ outbound link: Tất nhiên rồi, Google cũng sẽ dựa trên trang web mà bạn đặt liên kết tới để đánh giá chủ đề website của bạn, từ đó xác định mức độ liên quan của trang web của bạn tới từ khóa mà người dùng tìm kiếm.
  23. Lỗi ngữ pháp và chính tả: Lỗi chính tả và đánh máy cũng ảnh hưởng đến uy tín cũng như thứ hạng website của bạn
  24. Nội dung duy nhất: Nội dung trên website của bạn do chính bạn tạo ra hay copy/edit từ một nguồn khác?
  25. Nội dung bổ sung thêm trên website: Website của bạn có những thông bổ sung, ví dụ như: tỷ lệ ngoại tệ, lãi suất,…
  26. Số lượng outbound links: Nhiều do-follow outbound link có thể làm giảm uy tín của website của bạn.
  27. Đa dạng loại nội dung (multi-media): Nội dung của bạn có hình ảnh, infographic, video,…?
  28. Số internal link trỏ đến một trang: Số internal link trỏ đến 1 page nào đó sẽ cho thấy mức độ quan trọng của page đó trong toàn bộ website của bạn.
  29. Chất lượng của internal link trỏ đến một trang: Tương tự như backlink, mức độ uy tín của mỗi trang là khác nhau, vì vậy mức độ quan trọng của các internal link cũng khác nhau.
  30. Broken links (link chết): Có nhiều broken link là chỉ dấu của một website không được đầu tư đúng mức.
  31. Reading level: Đây là một tiêu chí con đang tranh luận. Tuy nhiên, một số người cho rằng basic reading level cao sẽ giúp trang web có thứ hạng cao.200 tieu chi SEO_08
  32. Link liên kết (affiliate link): Bản thân việc trao đổi liên kết là tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều affiliate link quá sẽ bị Google dò xét.
  33. HTML errors/W3C validation: Quá nhiều lỗi HTML là chỉ dấu của một website không được đầu tư đúng mức.
  34. Page Host’s Domain Authority: Nếu các vấn đề khác là tương tự nhau, thì một trang trên domain có uy tín cao hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn so với một trang trên domain có uy tín thấp hơn.
  35. PageRank của trang: Trang có pagerank cao sẽ có ưu thế hơn trang có pagerank thấp
  36. Độ dài địa chỉ URL: Quá dài sẽ làm hạn chế khả năng tìm thấy của công cụ tìm kiếm.
  37. Đường dẫn địa chỉ URL: Trang gần với trang chủ sẽ có ưu thế hơn
  38. Human editors: Mặc dù không bao giờ thừa nhận, nhưng Google dường như cho phép chính họ can thiệp cá nhân vào hệ thống xếp hạng các trang web.
  39. Danh mục trang: Danh mục mà trang web đó thuộc về cũng là một chỉ dấu liên quan
  40. WordPress Tags: Tag là một chỉ dấu cho thấy sự liên quan giữa những bài viết và giúp người dùng dễ tìm kiếm nội dung trong website hơn.
  41. Từ khóa trong URL: Là một chỉ dấu quan trọng về sự liên quan của trang web với từ khóa người dùng tìm kiếm.
  42. Chuổi ký tự trong URL: Google thông quá địa chỉ URL (thường có thông tin về danh mục) để đánh giá sự liên quan giữa keyword người dùng tìm kiếm và nội dung trang. 200 tieu chi SEO_09
  43. Tài nguyên và tham chiếu cho bài viết: Việc chỉ ra tài liệu tham chiếu để viết bài viết cũng ảnh hưởng đến uy tín trang. Nó cũng giống các quy luật trong viết sách thông thường bên ngoài thôi.
  44. Bullets and Numbered Lists: Các bullet và numbered list giúp phân chia nội dung rõ ràng, từ đó làm thân thiện người dùng hơn.
  45. Thứ tự ưu tiên của trang trong bản đồ website: Điều này được thể hiện trong file bản đồ website (sitemap.xml)
  46. Quá nhiều outbound link: Một trang có quá nhiều outbound link sẽ làm mất đi sự nỗi bật của nội dung chính.
  47. Số lượng các keyword được xếp hạng trong trang: Nếu trang web của bạn có nhiều từ khóa được xếp hạng cao thì sẽ có ưu thế
  48. Tuổi của trang: Mặc dù Google thích nội dung mới. Tuy nhiên, nếu một trang đã được viết lâu và được cập nhật lại sẽ có ưu thế hơn
  49. Layout thân thiện người dùng: Website có layout thân thiện người dùng là website là nội dung quan trọng sẽ dễ dàng được tìm thấy ngay lập tức.
  50. Parked domain: Thuật toán của Google đã giảm mức độ tìm thấy của parked domain.
  51. Nội dung hữu dụng (useful content): Google có sự phân biệt giữa nội dung chất lượng (quality content) và nội dung hữu dụng (useful content).

Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 2)

Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 3)

Và nếu bạn thấy bài viết hay, hãy share để bạn bè cùng đọc.

Trần Trí Dũng