200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 3)

Tiếp nối serie bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO, hôm nay mình sẽ tiếp tục gửi đến các bạn bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 3). 

200 tiêu chí xếp hạng SEO phần 1 và 2 đã đề cập các tiêu chí liên quan tới Domain, Page, Site và Back-link, phần 3 sẽ đề cập đến những vấn đề còn lại.

Các tiêu chí liên quan đến sự tương tác của người dùng

200 tieu chi xep hang seo - tuong tac nguoi dung

  1. Tỷ lệ CTR kênh Organic search của từ khóa: Trang có tỷ lệ CTR cao sẽ có thứ hạng cao đối với từ khóa đó.
  2. CTR cho tất cả các keywords: Trang web hoặc toàn bộ website có CTR cao sẽ là một chỉ dấu cho thấy trang web đó hướng tới người dùng, từ đó sẽ có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
  3. Bounce Rate: Cũng là một thông số mà người dùng đánh giá website của bạn. Bounce Rate cao là chỉ dấu cho một trang web không tốt.
  4. Lưu lượng trực tiếp (direct traffic): Site có nhiều lượt truy cập trực tiếp thông thường sẽ có nội dung tốt hơn so với site chỉ một vài lượt truy cập.
  5. Lưu lượng truy cập trở lại (repeat traffic): Site với nhiều repeat visitor có ưu thế rất lớn trong SEO.
  6. Blocked sites: Thuật toán Panda của Google đang “săn lùng” các site dạng “pure webspam” và “farm content” (các website dạng spam nói chung).
  7. Chrome Bookmarks: Những trang web được người dùng bookmark (ghim) trên trình duyệt web Chrome sẽ có lợi thế về việc xếp hạng.
  8. Google Toolbar Data: Google đang sử dụng 2 dữ liệu là thời gian load trang và malware từ Google Toolbar trong việc xếp hạng các trang web.
  9. Số lượng comment: Những trang có nhiều comment là một chỉ báo về sự tương tác người dùng và chất lượng nội dung.
  10. Dwell time: Dwell time là thời gian người dùng ở lại trên web sau khi click vào kết quả tìm kiếm. Dwell time dài là một chỉ báo cho chất lượng nội dung của bạn tốt.

Các rule thuật toán đặc biệt

200 tieu chi xep hang seo - cac thuat toan dac biet

  1. Query Deserves Freshness: Google ưu tiên các bài viết mới trong một số trường hợp tìm kiếm.
  2. Query Deserves Diversity: Google có thể bổ sung thêm một số thông tin trong trang kết quả tìm kiếm cho những từ khóa “tối nghĩa”, ví dụ như: “Ted”, “WWF” hay “ruby”.
  3. Lịch sử lướt web của người dùng: Những trang web mà bạn trường truy cập (trong khi đã log in vào tài khoản của Google) sẽ có kết quả cao trong SERP khi bạn tìm kiếm.
  4. Lịch sử tìm kiếm của người dùng: Lịch sử tìm kiếm sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm sau đó. Lấy ví dụ, trước đó bạn đã tìm kiếm từ khóa “reviews”, sau đó tìm kiếm từ khóa “canon 700d”, thì những trang web liên quan tới từ khóa “reviews canon 700d” hay “canon 700d reviews” sẽ có thứ hạng cao hơn trong trang SERP.
  5. Target theo khu vực địa lý: Google có xu hướng trả kết quả các trang có địa chỉ IP và phần đuôi tên miền phù hợp với người tìm kiếm.
  6. Tìm kiếm an toàn: Kết quả tìm kiếm những từ khóa “tục tiểu” hoặc các nội dung dành cho người lớn sẽ không xuất hiện, nếu người dùng tìm kiếm ở chế độ tìm kiếm an toàn (safe search).
  7. Google+ Circles: Google cho kết quả cao hơn cho những tác giả và website mà bạn đã “add” vào mạng Google Plus (Google Plus Circles) của mình.
  8. Những phàn nàn về DMCA: Google sẽ giảm thứ hàng các trang với những phàn nàn/kiện tụng về DMCA (Luật bảo vệ quyền tác giả).
  9. Sự đa dạng domain: Đôi khi công cụ tìm kiếm trả về nhiều nội dung trên cùng một domain. Điều này giúp việc tìm kiếm nội dung nhanh hơn.
  10. Transactional Search: Thỉnh thoảng Google trả về những kết quả khác nhau cho những từ khóa liên quan đến mua sắm.
  11. Local Searches: Google thường cho kết quả Google+ Local trên các kết quả tìm kiếm thông thường.
  12. Hộp tin tức Google (Google News Box): Một vài từ khóa sẽ xuất hiện kết quả dạng hộp tin tức.
  13. Big Brand Preference: Sau khi cập nhật thuật toán Vince, Google bắt đầu mang đến cho các thương hiệu lớn một “ưu đãi” đặc biệt với những từ khóa ngắn.
  14. Shopping Results: Thỉnh thoảng Google hiễn thị kết quả dạng “shopping” trên trang kết quả tìm kiếm.
  15. Các kết quả hình ảnh: Google trả kết quả hình ảnh giống như phần tìm kiếm hình ảnh trong trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  16. Easter Egg Results: Google có hàng tá kết quả Easter Egg (trứng phục sinh). Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “Atari Breakout” ở dạng hình ảnh, kết quả trả về là việc chơi game.
  17. Những kết quả trang đơn cho thương hiệu: Tên miền hoặc các keyword liên quan tới thương hiệu sẽ được trả nhiều kết quả trong cùng một site.

Các yếu tố liên quan đến mạng xã hội

200 tieu chi xep hang seo - cac dau hieu xa hoi

  1. Số lượng tweet: Giống như các liên kết, các tweet của một trang sẽ ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của nó trên Google.
  2. Uy tín của người dùng Twitter: Các tweets đến từ những người nỗi tiếng, những profile được nhiều người theo dõi sẽ có giá trị hơn so với những profile có ít người theo dõi.
  3. Số lượng like của facebook: Mặc dù Google không thể xác định hết tất cả người dùng facebook, nhưng “có vẻ” như Google xem số lượng like của page là một tín hiệu về uy tín của page đó.
  4. Số lượng share trên facebook: Việc share cũng tương tự như backlink, nên nó là một tín hiệu quan trọng liên quan tới uy tín của trang.
  5. Uy tín của người dùng facebook: Tương tự như đối với twitter, like và share trên facebook đến từ những người “có uy tín” sẽ có giá trị hơn.
  6. Pinterest Pin: Pinterest là một mạng xã hội với rất nhiều dữ liệu “công cộng”, và Google cũng xem nó là một “tín hiệu” tương tự các mạng xã hội khác.
  7. Bầu chọn trên các trang chia sẻ xã hội: Có những bằng chứng cho thấy Google sử dụng các chia sẻ tại các trang như Reddit, Stumbleupon và Digg như các tín hiệu xã hội.
  8. Số lượng +1 (Google Plus): Mặc dù Matt Cutts nói rằng không có tác động trực tiếp của Goolge+ đến kết quả xếp hạng, nhưng thật sự là “khó tin” rằng họ sẽ bỏ qua mạng xã hội “con cưng” của mình.
  9. Uy tín của người dùng Google+: Cũng tương tự các mạng xã hội khác, +1 từ các tài khoản có “uy tín” sẽ có giá trị hơn trong việc ranking trang web.
  10. Biết tác giả: Vào tháng 2-2013, CEO của Google Eric Schmidt xác nhận: “Trong kết quả tìm kiếm, thông tin gắn với profile người dùng đã được kiểm chứng/chứng nhận sẽ có thứ hạng cao hơn nội dung không có sự kiểm chứng đó.”
  1. Các “tín hiệu” từ mạng xã hội: Google sử dụng các thông tin liên quan tới tài khoản chia sẻ nội dung đó và các từ khóa xung quanh liên kết.
  2. Các “tín hiệu” xã hội liên quan cấp độ site: Các “tín hiệu” xã hội cấp độ site có thể nâng mức độ uy tín của toàn bộ site, từ đó nâng khả năng xuất hiện trên trang kết quả của tất cả các trang trong site đó.

Các yếu tố/tín hiệu liên quan tới thương hiệu

200 tieu chi xep hang seo - cac yeu to thuong hieu

  1. Anchor text tên thương hiệu: Anchor text gắn với thương hiệu là một tín hiệu mạnh đối với SEO.
  2. Các tìm kiếm liên quan tới thương hiệu: Khi càng có nhiều người dùng tìm kiếm từ khóa có bao hàm thương hiệu của bạn, thì uy tín của doanh nghiệp bạn càng tăng.
  3. Trang có Facebook Page và like: Thương hiệu sẽ được “mở rộng” khi trang Facebook có nhiều lượt like.
  4. Số lượng người theo dõi profile Twitter: Profile Twitter với rất nhiều người theo dõi là một chỉ dấu cho một thương hiệu phổ biến.
  5. Trang Linkedin chính thức của công ty: Phần lớn các doanh nghiệp có tài khoản Linkedin.
  6. Danh sách nhân viên tại Linkedin: Người dùng khai rằng họ làm việc cho công ty bạn sẽ làm tăng giá trị thương hiệu công ty bạn.
  7. Tính “hợp pháp” của các tài khoản xã hội: Một tài khoản với 10,000 người theo dõi và 2 posts sẽ khác nhiều với một tài khoản 10,000 người theo dõi và có sự tương tác cao.
  8. “Sự đề cập” thương hiệu trên các site tin tức: Các thương hiệu thật sự lớn thường được đề cập trên các site tin tức của Google. Trong thực tế, một số thương hiệu còn có Google News feed trên trang nhất của họ.
  9. Co-Citations: Thương hiệu được đề cập nhưng không có liên kết dẫn tới. Google vẫn xem thương hiệu được đề cập tới (nhưng không có hyperlink) như một “tín hiệu” xã hội.
  10. Số lượng các “thuê bao” RSS: Lưu ý rằng Google sở hữu dịch vụ Feedburner RSS, ám chỉ rằng họ sẽ quan sát dữ liệu RSS Subscriber như là một “tín hiệu” xã hội.
  11. Vị trí doanh nghiệp trên Google+ Local: Các doanh nghiệp “thật sự” luôn có các văn phòng.
  12. Website có thông tin mã số thuế doanh nghiệp: Việc website có cung cấp thông tin về mã số doanh nghiệp hay không cũng ảnh hưởng tới mức độ “uy tín” của doanh nghiệp đó.

Các yếu tố liên quan tới On-site Webspam

200 tieu chi xep hang seo - onsite webspam

  1. “Phạt” Panda: Các site có nội dung chất lượng thấp (đặc biệt là content farms) thì ít có khả năng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm sau khi bị phạt bởi thuật toán Panda.
  2. Liên kết tới các trang xấu: Liên kết dẫn tới những trang web không tốt có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm của website của bạn.
  3. Redirects: Đổi hướng một cách “lén lúc” là một điều không hay. Nếu bị phát hiện, có thể làm cho một trang không những bị phạt mà còn không được index nữa.
  4. Quảng cáo popup hoặc các quảng cáo không thu hút khác: Thông tin hướng dẫn chấm điểm chính thức của Google cho rằng quảng cáo popup và các quảng cáo thiếu cuốn hút khác là một chỉ báo của một trang có nội dung nghèo nàn.
  5. Site Over-Optimization: Bao gồm các yếu tố on-page như “nhồi nhét” từ khóa, “nhồi nhét” các thẻ header, “bố trí” quá nhiều từ khóa.
  6. Page Over-Optimization: Nhiều chuyên gia cho rằng, không như thuật toán Panda, thuật toán Penguin “nhắm” vào từng trang riêng lẻ (và thậm chí là từng keyword riêng lẻ).
  7. Quảng cáo trước nội dung: “Thuật toán Page Layout” phạt các trang với nhiều quảng cáo (và ít nội dung) trước khi muốn xem nội dung.
  8. Việc dấu các affiliate links: Việc cố gắng che dấu các liên kết tài trợ (affiliate link), đặc biệt là khi sử dụng kỹ thuật cloaking có thể dẫn đến việc bị phạt.
  9. Các trang affiliate: Không có gì là bí mật khi biết rằng Google không phải là fan của các trang affiliate. Nhiều người cho rằng các trang kiếm tiền theo thông qua các liên kết affiliate thì luôn được sự “giám sát” của Google.
  10. Nội dung được tạo ra một các tự động: Việc tạo ra các nội dung tự động có thể dẫn đến việc bị phạt hoặc sẽ không được index.
  11. Excess PageRank Sculpting: Việc cố gắng tăng PageRank bằng cách thiết lập thuộc tính nofollow tất cả các outbound link hoặc hầu hết các internal link có thể là một chỉ dấu của việc đánh lừa hệ thống.
  12. Địa chỉ IP được xem như Spam: Nếu địa chỉ IP của bạn bị “đánh dấu” là spam, nó có thể làm “tổn hại” tất cả các site trên server đó.
  13. Spam các thẻ meta: Việc nhồi nhét các keyword cũng có thể xảy ra trong các thẻ meta. Nếu Google cho rằng bạn đang add những từ khóa vào các thẻ meta để “đánh lừa” hệ thống, website của bạn có thể bị phạt.

Các yếu tố liên quan tới Off-site Webspam

200 tieu chi xep hang seo - offsite webspam

  1. Sự tăng đột biến các liên kết: Sự tăng bất thường (và không tự nhiên) của các liên kết là một dấu hiệu tin cậy của việc tạo ra các liên kết giả (ảo).
  2. Phạt theo thuật toán Penguin: Các trang web vi phạm thuật toán Penguin sẽ có ít khả năng được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm.
  3. Nhiều liên kết kém chất lượng: Nhiều liên kết đến từ các trang sử dụng các kỹ thuật “black hat SEO”, ví dụ như các blog comment và các profile trên các diễn đàn có thể là một chỉ dấu cho việc “đánh lừa” hệ thống của Google.
  4. Sự liên quan của các domain có liên kết qua lại: Một phân tích của MicroSiteMasters.com chỉ ra rằng các site có nhiều link không tự nhiên và đến từ các trang không liên quan thì rất “nhạy cảm” với thuật toán Penguin.
  5. Việc cảnh báo các liên kết không tự nhiên: Google có thể gửi các message thông qua Google Search Console (Google Webmaster Tool) về việc phát hiện các liên kết không tự nhiên. Điều này thường diễn ra trước việc làm rớt hạng các trang web vi phạm, mặc dù không phải lúc nào cũng đúng 100% ở mọi thời điểm.
  6. Các liên kết đến từ các IP Class C giống nhau: Việc có một số lượng lớn các liên kết từ các site cùng một IP server có thể là một dấu hiệu của việc xây dựng “mạng liên kết”.
  7. Anchor text “xấu”: Việc có các anchor text xấu trỏ vào website của bạn có thể là chỉ dấu của spam hoặc site bị hacked. Dù theo cách nào thì cũng làm hại thứ hạng website của bạn.
  8. Phạt riêng lẻ (manual penalty): Google xác nhận có thực hiện các hình phạt “bằng tay” (không phải theo thuật toán) với một số trang web.
  9. Các liên kết bán hàng (selling links): Các liên kết bán hàng có thể ảnh hưởng đến PageRank và làm hạn chế khả năng được tìm thấy của website.
  10. Google Sandbox: Các trang web mới mà có được sự tăng đột ngột các liên kết thỉnh thoảng được Google “mang vào” Sandbox và “tạm thời” giới hạn khả năng được tìm thấy.
  11. Google Dance: Google Dance có thể “xáo trộn” kết quả xếp hạng. Điều này phụ thuộc vào cách mà họ xác định có hay không việc một website cố gắng tìm cách đánh lừa hệ thống (thuật toán) của họ.
  12. Disavow Tool (Công cụ từ chối): Việc sử dụng Disavow Tool có thể loại bỏ việc bị phạt bởi thuật toán hay phạt riêng lẻ bằng tay đối với những site vốn là nạn nhân của việc SEO tiêu cực.
  13. Yêu cầu “quan tâm” lại (Reconsideration request): Một yêu cầu quan tâm (xem xét) lại có thể loại bỏ “án phạt” mà Google áp dụng cho website của bạn.
  14. Kỹ thuật liên kết tạm thời (temporary link schemes): Google “biết được” việc tạo và loại bỏ nhanh các spam link.

Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 1)

Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 2)

Và, nếu bạn thấy bài viết hay, hãy share để bạn bè cùng đọc.

Trần Trí Dũng