Những tâm hồn bị đánh cắp

[:vi]

Tôi nhận lời gặp nó tại một quán cà phê quen mà khi còn là sinh viên chúng tôi thường ghé. Vừa ngồi xuống, chưa kịp gọi nước tôi đã như muốn mắng nó một trận.

– Tao không biết phải nói mày sao nữa? Tao thật sự quá thất vọng về mày.

Nó im lặng một hồi lâu rồi thở dài. Dạo này những nếp nhăn trên trán nó nhiều, sâu và rõ hơn. Những hình xăm trên thân thể nó cũng ngày càng nhiều thêm.

– Tao biết mày không thích tao làm cái nghề này. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó.

– Hai mặt cái gì mà hai mặt. Tao thấy có mày hai mặt thì có.

Một kiếp con người

Một kiếp con người

Tôi muốn bỏ về mặc cho nó cứ làm theo ý muốn của nó nhưng ý chí và sự linh cảm về khả năng “cảm hóa” nó đã kéo tôi ở lại. Dẫu sao nó là một trong những thằng bạn rất thân của tôi từ thời học đại học. Cả tôi và nó đều có hòan cảnh khó khăn vì phải xuất thân ở những vùng quê nghèo của hai tỉnh miền đồng bằng sông Cữu Long. Nhưng tôi may mắn hơn nó vì giờ đã có việc làm tương đối ổn định. Nó thì khác, mới học được hết năm nhất đã bỏ học giữa chừng rồi lang thang kiếm sống bằng tất cả các nghề có thể, từ bốc vác, chạy xe ôm cho đến những nghề của thế giới xã hội đen như bảo kê và môi giới gái. Nó không dám về quê, cũng không dám nói sự thật với gia đình nó về cái nghề mà nó đang làm, bởi đơn giản cái nghề mà nó làm bây giờ không phải là một kỹ sư xây dựng như ông bà già nó nghĩ và khoe với xóm làng mà là nghề môi giới các cô gái cho những gã đàn ông ngọai quốc. Đấy là một công việc “nhẹ nhàng” và ít va chạm so với cái nghề bảo kê trước đó của nó nhưng đấy là cái nghề mà nó có thể phải vào ngục sống bất cứ lúc nào.

– Mày cũng biết đó, đâu ai muốn làm cái nghề phạm pháp này đâu.

– Mày không muốn thì tại sao lại làm chứ. Có ai ép mày phải làm đâu.

Nó lại thở dài ngao ngán.

– Tao biết. Nhưng tao không có sự lựa chọn nào khác.

Nó lại trả lời theo cách cũ rít ấy. Tôi rất ghét cái cách trả lời đó của nó. Lần này tôi chẳng buồn hỏi vì tôi biết nếu hỏi nó cũng sẽ không trả lời, điều đó càng làm tôi thêm bực tức.

Công việc của nó “đơn giản” thật. Những kiến thức mà nó được học trước đây không được áp dụng nhiều có chăng chỉ là những phép cộng trừ đơn giản. Hai tuần một lần nó lang thang đến các vùng quê nghèo tìm các cô gái trẻ người và non dạ với khát vọng đổi đời qua các ông chồng ngọai quốc. Nó đưa cho gia đình các cô một ít tiền rồi dẫn các cô lên Sài Gòn ăn ở và chờ đợi được lọt vào mắt xanh của những gã ấy.

Nó bưng ly cà phê uống một hóp rồi buông xuống, hít một hơi thật dài điếu thuốc trên tay. Trông đôi mắt nó có chút hạnh phúc pha lẫn sự bất cần đời.

– Mày biết không, ngày xưa tao có yêu một cô gái.

Tôi cắt ngang câu nói của nó.

– Mày khỏi nói tao cũng biết là đứa nào mà.

– Nhưng mày đâu biết nó lấy thằng Đài Loan vì nó chê tao nghèo?

– Mày đừng nói với tao là mày muốn trả thù đời?

Nó lại thở dài trong sự bất cần đời thường thấy.

– Mày là một người thông minh chắc mày hiểu tao mà.

– Nhưng con gái cũng có đứa này đứa khác, sao mày lại có thể “quơ đủa cả nắm” được?

– Thì những đứa tao đưa lên đây đều là những đứa con gái tham tiền, coi tiền cao hơn nhân phẫm của mình, nếu không thì tụi nó lấy mấy thằng Đài Loan hay Hàn Quốc đó làm gì. Tao đã gặp biết bao nhiêu thằng rồi, tao chưa bao giờ thấy một thằng nào coi được cả. Cái nó có chỉ là cái mác người nước ngòai, còn tiền thì chưa biết nó có được bao nhiêu. Mấy thằng đó đa phần là mấy thằng không thể cưới vợ được ở nước nó. Vậy mà nó sang đây nó được lựa chọn vợ như lựa chọn những món đồ trong siêu thị. Mày có thấy bất công không?

Tôi cảm thấy chua xót cho cái thực tế đau buồn đó lại đang diễn ra ở nước ta. Tôi thật không biết phải nói sao với nó. Tôi cũng từng quen biết một cô gái ở ngôi làng bên cạnh làng tôi. Em là bông hoa xinh đẹp nhất ngôi làng ấy. Tuy nhiên em lại phải chịu sự sắp đặt của gia đình hóa duyên với một tên Việt kiều cũng chỉ vì vấn đề tiền nong. Một cô gái xinh đẹp lại lọt vào vòng tay của một gã đàn ông vừa xấu vừa dốt. Tôi thật sự điên tiết bởi điều đó. Đúng là không có tiền thì không thể sống được nhưng tiền có quan trọng đến mức đó không? Theo “giải thích” của nó thì tiền là cái trang sức mà các cô gái đó ao ước và có thể đánh đổi mọi thứ để có được nó.

– Hôm nay tao có cuộc hẹn với hai thằng Đài Loan để xem mắt mấy con nhỏ nè. Mày có muốn đi xem không?

– Tao đi xem làm gì mấy cái chuyện vớ vẫn đó.

– Mày không thích thì thôi.

Nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn không thể nuốt trôi cái sự bất bình đó. Tôi muốn tận mắt chứng kiến cái cảnh những gã đàn ngọai quốc khốn kiếp ấy và các cô gái tham tiền đó đến với nhau như thế nào.

– Tao đi với mày.

– Ừ, nếu mày thích thì đi.

Phải mất hơn gần nửa giờ đồng hồ chúng tôi mới đến được nơi cần đến. Đó là một căn nhà lụp sụp trong một con hẻm mà phải quẹo đến cả năm bảy lượt mới đến được. Khi chúng tôi bước vào ở đó có khỏang gần chục cô gái phấn son lòe lọet đang ngồi ở hai dãy ghế hai bên tường. Một lúc sau thì có thêm một cô từ bên trong bước ra vẫn với những khuôn mặt phấn son lòe lọet còn ngái ngủ. Trong họ chỉ khỏang đôi mươi không hơn không kém. Tôi đảo mắt một vòng quanh các cô. Các cô gái nhìn tôi rụt rè không nói chỉ xì xào qua lại.

– Mày có muốn đứa nào trong đây không?

– Cho tao cũng không thèm.

– Thì tao biết mà. Tao chỉ hỏi vậy thôi.

Rồi điện thọai nó reng. Nó móc cái điện thọai rồi bước vào trong nghe. Ở đây chỉ còn tôi và các cô gái. Tôi lại đảo mắt một vòng.

– Chọn em đi anh!

Giọng một cô gái hơi rụt rè cất lên. Tôi quay sang em cười, nụ cười gượng gạo. Em cũng cười. Rồi em lặp lại câu nói không còn chút ngại ngùng nào cả.

– Chọn em đi anh.

Tôi không nói, chỉ nhìn em bằng cặp mắt đau buồn pha chút khinh bỉ. Đúng lúc đó, nó quay trở ra.

– Im lặng đi. Có hai thằng Đài Loan đang đến đó. Có muốn trang điểm lại thì vào trang điểm đi, nếu không rớt rồi đừng có mà khóc.

Nó vừa nói xong, một số cô vội chạy vào trong trang điểm lại hòng được chọn.

– Mày thấy đó, là do tụi nó muốn vậy mà. Tao chỉ là người làm cầu nối và kiếm ít tiền thôi.

– Mày khỏi nói, tao không muốn nghe đâu.

Khỏang năm phút sau, đúng như nó đã nói, một ả chạc tuổi ba mươi trông rất sành đời dẫn theo hai gã Đài Loan đến. Trông hai tên này cũng không quá xấu nhưng so với những thằng bạn của tôi thì một trời một vực. Một tên chạc ngòai ba mươi hơi lùn và xấu nhưng ăn mặc khá lịch sự, một tên trông già nhưng khá hơn đôi chút với cái quần đùi ngang gối và cái áo thun không cổ theo phong cách Tây Âu. Sau một hồi thảo luận cùng thằng bạn tôi và ngắm nghía các cô một cách kỹ lưởng thì đến đọan mà, trời ạ, dù là một thằng con trai và chẳng có liên quan gì đến chuyện đó tôi vẫn phải đỏ mặt. Thật không thể tin được, đó là cảnh mà các cô thóat y theo yêu cầu của hai gã. Các cô gái trần truồng không chút e thẹn trước cặp mắt xăm xoi đầy thú tính của hai gã đó. Tôi xấu hỗ bỏ ra ngòai.

Khỏang mưới lăm phút sau, hai gả bước ra với hai cô gái bên cạnh. Nét mặt hai cô tươi tắn hẳn lên. Tôi trở vào trong. Nó thì đang đếm tiền còn các cô không trúng tuyển ụ mặt tiếc nuối quay trở vào trong.

Tôi quay về nhà như một kẻ vô hồn. Đêm ấy tôi không ngủ. Hình ảnh các cô gái xinh đẹp, non nớt với phấn son lòe lọet trên khuôn mặt phấn khởi và hồi hộp trước cặp mắt xăm xoi một cách thèm thuồng và đầy thú tính của hai gã ngoại quốc kia vẫn quanh quẩn trong tôi. Tôi trăn trở không biết phải làm gì và mất bao lâu để những điều tương tự không còn xảy ra?

Trần Trí Dũng

[:en]

Tôi nhận lời gặp nó tại một quán cà phê quen mà khi còn là sinh viên chúng tôi thường ghé. Vừa ngồi xuống, chưa kịp gọi nước tôi đã như muốn mắng nó một trận.

– Tao không biết phải nói mày sao nữa? Tao thật sự quá thất vọng về mày.

Nó im lặng một hồi lâu rồi thở dài. Dạo này những nếp nhăn trên trán nó nhiều, sâu và rõ hơn. Những hình xăm trên thân thể nó cũng ngày càng nhiều thêm.

– Tao biết mày không thích tao làm cái nghề này. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó.

– Hai mặt cái gì mà hai mặt. Tao thấy có mày hai mặt thì có.

Một kiếp con người

Một kiếp con người

Tôi muốn bỏ về mặc cho nó cứ làm theo ý muốn của nó nhưng ý chí và sự linh cảm về khả năng “cảm hóa” nó đã kéo tôi ở lại. Dẫu sao nó là một trong những thằng bạn rất thân của tôi từ thời học đại học. Cả tôi và nó đều có hòan cảnh khó khăn vì phải xuất thân ở những vùng quê nghèo của hai tỉnh miền đồng bằng sông Cữu Long. Nhưng tôi may mắn hơn nó vì giờ đã có việc làm tương đối ổn định. Nó thì khác, mới học được hết năm nhất đã bỏ học giửa chừng rồi lang thang kiếm sống bằng tất cả các nghề có thể, từ bốc vác, chạy xe ôm cho đến những nghề của thế giới xã hội đen như bảo kê và môi giới gái. Nó không dám về quê, cũng không dám nói sự thật với gia đình nó về cái nghề mà nó đang làm, bởi đơn giản cái nghề mà nó làm bây giờ không phải là một kỹ sư xây dựng như ông bà già nó nghĩ và khoe với xóm làng mà là nghề môi giới các cô gái cho những gã đàn ông ngọai quốc. Đấy là một công việc “nhẹ nhàng” và ít va chạm so với cái nghề bảo kê trước đó của nó nhưng đấy là cái nghề mà nó có thể phải vào ngục sống bất cứ lúc nào.

– Mày cũng biết đó, đâu ai muốn làm cái nghề phạm pháp này đâu.

– Mày không muốn thì tại sao lại làm chứ. Có ai ép mày phải làm đâu.

Nó lại thở dài ngao ngán.

– Tao biết. Nhưng tao không có sự lựa chọn nào khác.

Nó lại trả lời theo cách cũ rít ấy. Tôi rất ghét cái cách trả lời đó của nó. Lần này tôi chẳng buồn hỏi vì tôi biết nếu hỏi nó cũng sẽ không trả lời, điều đó càng làm tôi thêm bực tức.

Công việc của nó “đơn giản” thật. Những kiến thức mà nó được học trước đây không được áp dụng nhiều có chăng chỉ là những phép cộng trừ đơn giản. Hai tuần một lần nó lang thang đến các vùng quê nghèo tìm các cô gái trẻ người và non dạ với khát vọng đổi đời qua các ông chồng ngọai quốc. Nó đưa cho gia đình các cô một ít tiền rồi dẫn các cô lên Sài Gòn ăn ở và chờ đợi được lọt vào mắt xanh của những gã ấy.

Nó bưng ly cà phê uống một hóp rồi buông xuống, hít một hơi thật dài điếu thuốc trên tay. Trông đôi mắt nó có chút hạnh phúc pha lẫn sự bất cần đời.

– Mày biết không, ngày xưa tao có yêu một cô gái.

Tôi cắt ngang câu nói của nó.

– Mày khỏi nói tao cũng biết là đứa nào mà.

– Nhưng mày đâu biết nó lấy thằng Đài Loan vì nó chê tao nghèo?

– Mày đừng nói với tao là mày muốn trả thù đời?

Nó lại thở dài trong sự bất cần đời thường thấy.

– Mày là một người thông minh chắc mày hiểu tao mà.

– Nhưng con gái cũng có đứa này đứa khác, sao mày lại có thể “quơ đủa cả nắm” được?

– Thì những đứa tao đưa lên đây đều là những đứa con gái tham tiền, coi tiền cao hơn nhân phẫm của mình, nếu không thì tụi nó lấy mấy thằng Đài Loan hay Hàn Quốc đó làm gì. Tao đã gặp biết bao nhiêu thằng rồi, tao chưa bao giờ thấy một thằng nào coi được cả. Cái nó có chỉ là cái mác người nước ngòai, còn tiền thì chưa biết nó có được bao nhiêu. Mấy thằng đó đa phần là mấy thằng không thể cưới vợ được ở nước nó. Vậy mà nó sang đây nó được lựa chọn vợ như lựa chọn những món đồ trong siêu thị. Mày có thấy bất công không?

Tôi cảm thấy chua xót cho cái thực tế đau buồn đó lại đang diễn ra ở nước ta. Tôi thật không biết phải nói sao với nó. Tôi cũng từng quen biết một cô gái ở ngôi làng bên cạnh làng tôi. Em là bông hoa xinh đẹp nhất ngôi làng ấy. Tuy nhiên em lại phải chịu sự sắp đặt của gia đình hóa duyên với một tên Việt kiều cũng chỉ vì vấn đề tiền nong. Một cô gái xinh đẹp lại lọt vào vòng tay của một gã đàn ông vừa xấu vừa dốt. Tôi thật sự điên tiết bởi điều đó. Đúng là không có tiền thì không thể sống được nhưng tiền có quan trọng đến mức đó không? Theo “giải thích” của nó thì tiền là cái trang sức mà các cô gái đó ao ước và có thể đánh đổi mọi thứ để có được nó.

– Hôm nay tao có cuộc hẹn với hai thằng Đài Loan để xem mắt mấy con nhỏ nè. Mày có muốn đi xem không?

– Tao đi xem làm gì mấy cái chuyện vớ vẫn đó.

– Mày không thích thì thôi.

Nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn không thể nuốt trôi cái sự bất bình đó. Tôi muốn tận mắt chứng kiến cái cảnh những gã đàn ngọai quốc khốn kiếp ấy và các cô gái tham tiền đó đến với nhau như thế nào.

– Tao đi với mày.

– Ừ, nếu mày thích thì đi.

Phải mất hơn gần nửa giờ đồng hồ chúng tôi mới đến được nơi cần đến. Đó là một căn nhà lụp sụp trong một con hẻm mà phải quẹo đến cả năm bảy lượt mới đến được. Khi chúng tôi bước vào ở đó có khỏang gần chục cô gái phấn son lòe lọet đang ngồi ở hai dãy ghế hai bên tường. Một lúc sau thì có thêm một cô từ bên trong bước ra vẫn với những khuôn mặt phấn son lòe lọet còn ngái ngủ. Trong họ chỉ khỏang đôi mươi không hơn không kém. Tôi đảo mắt một vòng quanh các cô. Các cô gái nhìn tôi rụt rè không nói chỉ xì xào qua lại.

– Mày có muốn đứa nào trong đây không?

– Cho tao cũng không thèm.

– Thì tao biết mà. Tao chỉ hỏi vậy thôi.

Rồi điện thọai nó reng. Nó móc cái điện thọai rồi bước vào trong nghe. Ở đây chỉ còn tôi và các cô gái. Tôi lại đảo mắt một vòng.

– Chọn em đi anh!

Giọng một cô gái hơi rụt rè cất lên. Tôi quay sang em cười, nụ cười gượng gạo. Em cũng cười. Rồi em lặp lại câu nói không còn chút ngại ngùng nào cả.

– Chọn em đi anh.

Tôi không nói, chỉ nhìn em bằng cặp mắt đau buồn pha chút khinh bỉ. Đúng lúc đó, nó quay trở ra.

– Im lặng đi. Có hai thằng Đài Loan đang đến đó. Có muốn trang điểm lại thì vào trang điểm đi, nếu không rớt rồi đừng có mà khóc.

Nó vừa nói xong, một số cô vội chạy vào trong trang điểm lại hòng được chọn.

– Mày thấy đó, là do tụi nó muốn vậy mà. Tao chỉ là người làm cầu nối và kiếm ít tiền thôi.

– Mày khỏi nói, tao không muốn nghe đâu.

Khỏang năm phút sau, đúng như nó đã nói, một ả chạc tuổi ba mươi trông rất sành đời dẫn theo hai gã Đài Loan đến. Trông hai tên này cũng không quá xấu nhưng so với những thằng bạn của tôi thì một trời một vực. Một tên chạc ngòai ba mươi hơi lùn và xấu nhưng ăn mặc khá lịch sự, một tên trông già nhưng khá hơn đôi chút với cái quần đùi ngang gối và cái áo thun không cổ theo phong cách Tây Âu. Sau một hồi thảo luận cùng thằng bạn tôi và ngắm nghía các cô một cách kỹ lưởng thì đến đọan mà, trời ạ, dù là một thằng con trai và chẳng có liên quan gì đến chuyện đó tôi vẫn phải đỏ mặt. Thật không thể tin được, đó là cảnh mà các cô thóat y theo yêu cầu của hai gã. Các cô gái trần truồng không chút e thẹn trước cặp mắt xăm xoi đầy thú tính của hai gã đó. Tôi xấu hỗ bỏ ra ngòai.

Khỏang mưới lăm phút sau, hai gả bước ra với hai cô gái bên cạnh. Nét mặt hai cô tươi tắn hẳn lên. Tôi trở vào trong. Nó thì đang đếm tiền còn các cô không trúng tuyển ụ mặt tiếc nuối quay trở vào trong.

Tôi quay về nhà như một kẻ vô hồn. Đêm ấy tôi không ngủ. Hình ảnh các cô gái xinh đẹp, non nớt với phấn son lòe lọet trên khuôn mặt phấn khởi và hồi hộp trước cặp mắt xăm xoi một cách thèm thuồng và đầy thú tính của hai gã ngoại quốc kia vẫn quanh quẩn trong tôi. Tôi trăn trở không biết phải làm gì và mất bao lâu để những điều tương tự không còn xảy ra?

Trần Trí Dũng

[:]