200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 2)
Tiếp nối bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 1), hôm nay mình sẽ tiếp tục gửi đến các bạn bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 2).
200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 1) đã đề cập các tiêu chí liên quan tới Domain và Page. Phần 2 sẽ chỉ ra các tiêu chí liên quan đến Site và Back-link.
Các tiêu chí liên quan đến site
62. Nội dung mang đến “insights” có giá trị và duy nhất (value and unique insights): Google thông báo rằng họ đang trong quá trình “săn lùng” những site không mang đến nội dung mới và có giá trị cho người xem, đặc biệt là các affiliate site nhỏ (vốn chỉ có một vài trang giới thiệu sản phẩm và rất ít cập nhật).
63. Trang liên hệ (Contact Us Page): Như đã từng đề cập, Google ưa thích những trang có đầy đủ thông tin liên hệ, đặc biệt là thông tin liên hệ “trùng khớp” với thông tin đăng ký domain.
64. Domain Trust/TrustRank: Uy tín của site – được đo bằng số lượng outbound link của bạn là một tiêu chí quan trọng. Tìm hiểu thêm về TrustRank tại đây.
65. Cấu trúc site (site architecture): Cấu trúc site của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc Google sắp xếp nội dung của site.
66. Mức độ cập nhật site (site updates): Mức độ cập nhật site, đặc biệt là thời gian một nội dung mới được post lên sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
67. Số trang (pages) trong site: Số lượng trang trong site cũng là một tiêu chí cho thấy sự tin cậy của site. Ít nhất nó cũng giúp phân biệt được một website lớn và một website affiliate nhỏ.
68. Sự hiện diện của Sitemap: Sitemap giúp Google idex nội dung của site bạn dễ dàng hơn, từ đó tăng sự hiện diện của bạn trong kết quả tìm kiếm.
69. Site downtime: Thời gian load dữ liệu web từ server lâu sẽ làm giảm thứ hạng của website bạn.
70. Vị trí đặt máy chủ: Vị trí đặt máy chủ sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn ở các khu vực địa lý khác nhau, đặc biệt là từ khi Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm.
71. Chứng chỉ SSL: Nếu website bạn có chứng chỉ SSL (sử dụng giao thức https) thì sẽ có ưu thế hơn trong việc xếp hạng.
72. Các trang Privacy và Terms of Service: 2 trang này giúp Google đánh giá mức độ tin cậy (trustworthy) của website.
73. Sự trùng lập thông tin các thẻ meta: Sự trùng lập thông tin này sẽ làm giảm thứ hạng của bạn.
74. Thanh điều hướng Breadcrumb: Thanh điều hướng giúp người dùng biết được họ đang ở đâu trong website của bạn. Và Google xem đây là một tiêu chí để đánh giá sự thân thiện người dùng của website.
75. Tối ưu hóa cho mobile: Việc sử dụng responsive để tối ưu hóa website cho phiên bản di động sẽ được Google đánh giá cao hơn.
76. Youtube: Không nghi ngờ gì việc gần đây các video clips trên Youtube thường có thứ hạng tốt. Phải chăng do Youtube là của Google? Thật ra, Youtube đang có thứ hạng tốt lên từ sau khi thuật toán Panda được ra đời.
77. Site Usability (mức độ sử dụng site): Một website khó sử dụng hoặc khó định hướng có thể bị xếp hạng thấp bởi thời gian ở site sẽ thấp, số trang xem cũng thấp, còn bounce rate thì cao.
78. Sử dụng Google Analytics và Google Search Console (Google Webmaster Tools): Việc sử dụng 2 công cụ này sẽ giúp tăng khả năng index nội dung, cũng như tăng mức độ chính xác của việc xác định các thông số ở tiêu chí 77.
79. Riew của người dùng/Danh tiếng của site: Các website thực hiện việc review các website khác, ví dụ như Yelp.com và RipOffReport.com đóng vai trò quan trọng trong thuật toán của Google. Google thậm chí đã hỗ trợ các website này bằng việc đưa ra một outline về vấn đề review các website khác.
Các tiêu chí liên quan đến backlink
80. Tuổi của domain chứa backlink: Backlink từ domain có tuổi đời lâu năm sẽ có ưu thế hơn domain mới.
81. Số lượng Linking Root Domain (số link đến từ các domain khác nhau): Đây là một trong những tham số quan trọng trong thuật toán SEO của Google.
82. Số lượng link từ Separate C-Class IPs: Số lượng liên kết từ các class-c IP chỉ ra chính xác “độ rộng” của các liên kết tới website bạn.
83. Số lượng các liên kết đến từ các trang: Tổng số các liên kết từ các trang, ngay cả khi một số link đến từ cùng một domain cũng là một tiêu chí xếp hạng.
84. Alt Tag: Thẻ alt cho hình ảnh.
85. Liên kết từ domain .edu hoặc .gov: Liên kết đến website của bạn từ các domain .edu và .gov sẽ có ưu thế lớn hơn các domain khác.
86. Uy tín (PageRank) của trang chứa liên kết: Uy tín của trang web chứa liên kết đến trang của bạn là một tiêu chí quan trọng của SEO.
87. Uy tín của domain chứa liên kết: PageRank của domain (thường dựa trên pagerank của trang chủ) cũng ảnh hưởng lên uy tín của backlink.
88. Liên kết từ các trang đối thủ: Liên kết đến từ các trang cùng chủ đề sẽ có ưu thế hơn.
89. Lượt chia sẻ của trang giới thiệu (referring page): Trang đặt liên kết đến trang của bạn, nếu có được lượt chia sẻ trên mạng xã hội nhiều, thì backlink đó sẽ có giá trị hơn.
90. Liên kết từ các Neighborhoods xấu: Liên kết từ các “neighborhood xấu” sẽ gây hại cho website của bạn.
91. Guest posts: Bản thân guest posting là một phần của chiến dịch “White hat SEO”. Tuy nhiên, backlink từ guest posting không có giá trị bằng backlink trong trang.
92. Liên kết đến trang chủ của domain chứa trang: Các liên kết đến trang chủ của domain chứa trang giới thiệu có vai trò quan trọng trong việc đánh giá site, và từ đó ảnh hưởng đến các liên kết.
93. Nofollow link: Thông thường Google không xem đó là một backlink.
94. Sự đa dạng của loại liên kết: Liên kết đến từ nhiều nguồn là một chỉ dấu của link tự nhiên. Ngược lại nhiều liên kết nhưng đến từ cùng một nguồn có thể là một chỉ dấu của việc spam backlink.
95. “Sponsored link” hoặc các từ tương tự: Các anchor text như “sponsords”, “link partners”,… có thể làm giảm giá trị của liên kết.
96. Ngữ cảnh của liên kết: Liên kết được “nhúng” trong nội dung của trang sẽ có giá trị hơn so với các liên kết trống hay được tìm thấy ở những nơi khác trong website.
97. Quá nhiều liên kết 301 Redirects tới trang: Các link đến từ 301 redirects sẽ làm “loãng” một vài hoặc thậm chí toàn bộ PR.
98. Anchor text của backlink: Google cho rằng anchor text thường mô tả chính xác nội dung của trang web hơn chính bản thân nó.
99. Anchor text của internal link: Vai trò cũng tương tự như anchor text của backlink. Tuy nhiên, mức độ quan trọng có thể không bằng.
100. Link title attribution: Tiêu đề của liên kết (đoạn chữ mà bạn sẽ thấy khi đưa chuột vào liên kết) cũng là một chỉ dấu cho sự liên quan.
101. Country TLD của domain tham chiếu: Có được các liên kết từ các TLD sẽ có ưu thế hơn.
102. Vị trí liên kết trong nội dung: Liên kết từ phần đầu của nội dung sẽ có ưu thế hơn so với ở phần cuối của nội dung.
103. Vị trí của liên kết trong trang: Một cách tổng thể, liên kết được nhúng trong trang sẽ quan trọng hơn ở những vị trí khác.
104. Sự liên quan của domain tham chiếu: Liên kết từ một domain hoạt động trong lĩnh vực đặc thù sẽ có ưu thế hơn domain có phạm vi rộng.
105. Mức độ liên quan của trang: Liên kết từ một trang có nội dung gần với trang web của bạn thì liên kết sẽ có giá trị cao hơn, so với liên kết đến từ một trang có nội dung ít liên quan.
106. “Ngữ cảnh” xung quanh liên kết: Một liên kết đến website của bạn như một đề xuất tốt thì website của bạn sẽ có ưu thế hơn. Ngược lại, nếu là một nhận xét “negative” thì sẽ là một điểm trừ cho website của bạn.
107. Keyword trong tiêu đề: Google đánh giá cao liên kết trong trang mà tiêu đề của nó có chứa từ khóa của bạn.
108. Positive Link Velocity: Một site với positive link velocity sẽ có kết quả xếp hạng tốt hơn.
109. Negative Link Velocity: Negative link velocity sẽ làm giảm thứ hạng của bạn.
110. Liên kết đến từ các trang Hub: Nếu website bạn có được các backlink từ các trang web này thì sẽ đặc biệt được đánh giá cao.
111. Liên kết từ các site uy tín (authority site): Liên kết đến từ các site dạng này thì sẽ được đánh giá cao hơn các site “nhỏ” hoặc microsite.
112. Được liên kết từ Wikipedia: Mặc dù liên kết là no-follow, nhưng có được liên kết từ đây website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt của Google.
113. Co-Occurrences: Các từ “lân cận” backlink cũng giúp Google xác định trang web bạn liên quan tới vấn đề gì.
114. Tuổi của backlink: Các backlink có “tuổi đời” lâu hơn sẽ có trọng số cao hơn các backlink mới.
115. Links từ các site “thực” và Splogs: Do sự tăng nhanh của mạng lưới blog, Google đã chú ý hơn tới việc các link đến từ các trang thực hay chỉ là các “fake” blog.
116. Liên kết tự nhiên: Site với một liên kết “tự nhiên” sẽ có được thứ hạng cao và lâu dài hơn.
117. Các liên kết qua lại (Reciprocal Links): Việc trao đổi liên kết qua lại một các quá mức sẽ không tốt cho thứ hạng website của bạn.
118. Liên kết từ nội dung do người dùng tạo ra: Google có khả năng pân biệt link từ nội dung do người dùng tạo ra so với chính chủ site tạo ra.
119. Liên kết từ 301: Mat Cutts thông báo rằng một liên kết 301 thì tương tự như một liên kết trực tiếp.
120. Schema.org Microformats: Các trang có hỗ trợ microformats có thể được xếp hạng cao hơn các trang không hỗ trợ.
121. Được DMOZ liệt kê: Nhiều người tin rằng Google tín nhiệm các site được DMOZ liệt kê hơn.
122. TrustRank (mức độ tín nhiệm) của site đặt liên kết: Mức độ tin cậy của site đặt liên kết bạn xác định mức độ TrustRank mà trang bạn có được.
123. Số lượng outbound link (OBL) trên trang: PageRank thì giới hạn. Một liên kết đến từ một trang có hàng trăm OBL sẽ có PR thấp hơn một trang với chỉ vài OBL.
124. Các profile link trên các diễn dàn: Bởi vì phần lớn các diễn dàn đang bị lạm dụng để spam backlink, nên Google đã giảm giá trị các profile link trên diễn đàn.
125. Số lượng từ trong nội dung chứa liên kết: Một liên kết từ một post 1000 từ sẽ có giá trị hơn một liên kết đến từ một post chỉ có vài từ.
126. Chất lượng của nội dung chứa liên kết: Một liên kết từ một nội dung nghèo nàn sẽ không có giá trị bằng một nội dung được viết tốt & đa đạng loại nội dung (multi-media)
127. Số liên kết trên toàn bộ website: Matt Cutts xác nhận rằng toàn bộ liên kết trên website được “nén” lại để “đếm” như một liên kết đơn.
Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 1)
Xem bài viết 200 tiêu chí xếp hạng SEO (phần 3)
Đón xem các phần tiếp theo. Và nếu bạn thấy bài viết hay, hãy share để bạn bè cùng đọc.